NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU

0932093899 02 866 815 899

Quy trình xử lý ra hoa trên cây có múi hiệu quả nhất

03/Sep/2020 Lượt xem:1789

Quy trình xử lý ra hoa trên cây có múi

Xử lý ra hoa cây có múi là bước quan trọng để tăng năng suất, xử lý trái vụ... Nếu để quả ra tự nhiên sẽ rất rải rác từ đó thời gian thu hoạch dài, tốn nhiều chi phí thu hoạch, bảo quản. Xử lý ra hoa cây có múi không khó nhưng cần nhiều lưu ý. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết cách làm.

Bước 1: Trước khi xử lý ra hoa khoảng 1 tháng bón lót 500g lân (văn điển hoặc ninh bình), 200g kali (đỏ hoặc trắng đều được) sau đó tưới đẵm nước khoảng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Lưu ý bón xung quanh tán lá chiếu xuống, không bón ngay gốc. 

Cây tưới đủ nước thì rễ sẽ nhận được phân lân và kali. Nó sẽ hút lên tổng hợp và nhận tín hiệu chuyển hóa thành mầm hoa.

Bước 2: Sau quá trình bón phân gốc 10 ngày ta tiến hành xử lý bằng cách xịt phân bón lá NPK 10-60-10 + VIABONG xịt đều xung quanh lá. Để chắc ăn hơn thì 7-10 ngày sau xịt thêm một lần phân bón lá NPK 10-60-10 hoặc VIA6- SIÊU TẠO MẦM
Hầu hết các quy trình xử lý ra hoa đều sử dụng phân bón lá. Lý do là dinh dưỡng ở dạng ion, cây hấp thụ ngay lập tức qua các lỗ ở lá. Sử dụng phân có hàm lượng lân cao sẽ giúp cây hạn chế ra mầm non và kích thích ra hoa.

Bước 3: trong quá trình xử lý bước 2 cần kết hợp xiết nước dưới gốc. Xiết nước đến khi thấy lá hơi héo thì tiến hành tưới lại với lượng vừa phải chỉ để cây không chết, không nên tưới thoải mái thì hiệu quả làm hoa mới cao. 

Bước 4: sau 2 lần xịt phân bón lá 10-60-10+VIABONG hoặc ta tiến hành xịt phân bón lá NPK 0-52-34+VIA6-SIÊU TẠO MẦM Hàm lượng lân 52%, kali 34%. Lân sẽ giúp cho quá trình tạo mầm hoa thêm một lần nữa. Kali cao sẽ giúp lá già đứng lá và giảm độ xung của cây. Bước này nên xịt 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày.

Bước 5: sau 4 lần xịt khoảng 40 ngày thì cây đã bắt đầu nhú mầm hoa. Ta tiến hành xịt phân bón lá KNO3 (13.5-0-46). Để kích thích mầm hoa ra mạnh hơn nữa. Khi đã thấy mầm hoa thì ta tiến hành tưới đẫm nước  vào gốc. Bón thêm phân NPK 16-16-8 vào gốc và thêm phân trung vi lượng để tăng chất lượng trái sau này.

Liều lượng: 200g phân NPK 16-16-8 + 50g phân trung vi lượng cho mỗi gốc.

Phân trung vi lượng gồm có Bo, kẽm, magie, lưu huỳnh ngoài ra còn bổ sung Ca, Cu, Fe, Mn và các chất kích thích sinh trưởng khác. Sau quá trình canh tác nhiều đất hầu như mất hết các nguyên tố vi lượng vì vậy cần bổ sung. Bổ sung đủ trung vi lượng sẽ làm tăng đáng kể năng suất và giúp cây khỏe hơn ở vụ sau.

Các phân NPK trên thị trường hầu như không có trung vi lượng. Vì nếu bỏ vào giá thành sẽ rất cao, sử dụng nhiều gây ngộ độc đất.

Sâu bệnh trong quá trình xử lý ra hoa

Trong giai đoạn này cây rất dễ bị sâu bệnh tấn công như bọ trĩ, nhện đỏ, nấm bệnh, sâu vẽ bùa... Vì vậy cần phun phòng khi cây vừa bắt đầu nhú mầm hoa.

⦁    Xịt phòng nhện đỏ, sâu tơ, bọ trĩ, sâu vẽ bùa: emathion 25EC 

⦁    Để tăng tỷ lệ đậu hoa, tránh rụng trái xịt phân bón lá Bo + Ca.

⦁    Chuyên trị nhện đỏ: Nissorun 5EC, SupperRex 73EC.

⦁    Thán thư, mốc sương: ở khí hậu ẩm ướt dễ bị thì xịt Mataxyl 500wp, Cadilac 80EC.

Lưu ý: để quá trình xử lý ra hoa thành công cần sử dụng các sản phẩm chất lượng. Đặc biệt là phân bón lá nên sử dụng hàng ngoại nhập cây sẽ dễ hấp thụ hơn

Bài viết liên quan:

0932093899
Chat zalo