PHÂN BÓN VIỆT ÂU GROUP

0932093899

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI HIỆU QUẢ

25/Nov/2020 Lượt xem:1091

Cây có múi là loại cây có giá trị kinh tế cao nên được rất nhiều bà con trồng trọt. Tuy nhiên, việc canh tác để cho cây có múi phát triển cho năng suất cao không phải bà con nào cũng làm được. Vậy nên, ngay trong bài viết sau, Việt Âu sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây có múi hiệu quả nhất.

Cây có múi cho năng suất và hiệu quả kinh tế cực cao

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây có múi đạt năng suất cao

Thời vụ trồng cây có múi

Cây có múi thường được ưu tiên trồng vào mùa mưa hoặc cuối mùa mưa để tiết kiệm nước tưới. Tại vùng ĐBSCL, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ thì bà con nên bắt đầu trồng từ tháng 6 - 7. Còn tại Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thì nên trồng vào khoảng tháng 8 - 9.

Tại vùng ĐBSCL

Bà con nên làm ụ đất ít nhất khoảng 4 tuần trước khi bắt đầu trồng. Ụ đất cao từ khoảng 40 - 60cm, đường kính từ 80 - 100cm. Ngay chính giữa ụ đất sẽ đào một cái hố nhỏ hơn để trồng cây trong đó. 

Tiếp đó, bà con tiếp tục trộn đều lớp đất mặt với 20-30kg phân chuồng hoai. Kết hợp 1kg phân super lân và 0,5kg vôi và cho vào hố. Khi bắt đầu trồng cây, bà con nên cắt phần đáy bầu và để cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang với mặt mô.

Tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Miền Đông, Tây Nguyên

Cũng giống như ở khu vực ĐBSCL, bà con tiếp tục đào hố khoảng 4 tuần trước khi trồng. Kích thước của hố lần lượt là 1x1x0,7m tương ứng với chiều dài x rộng x sâu. Sau đó, trộn đều lớp đất mặt với 20-40 kg phân chuồng hoai. Cộng thêm 1 kg phân super lân và 0,5 kg vôi cho vào hố và gom đất mặt lại để đắp trên mặt hố. Về cách trồng thì nó cũng hoàn toàn tương tự như ở khu vực ĐBSCL nên chúng tôi sẽ không nói thêm nữa.

Tủ gốc giữ ẩm

Trong mùa hè, cây trồng cần phải có tủ gốc để giữ ẩm. Tủ gốc được làm bằng rơm rạ khô và cách khoảng 20cm so với vị trí của gốc. 

Phân bón cho cây có múi

Tùy thuộc vào giống cây, giai đoạn sinh trưởng và đặc biệt là loại đất mà bà con có thể tiến hành bón phân sao cho phù hợp. Cụ thể, bón phân được chia thành những giai đoạn như sau:

Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Đây là thời kỳ mà cây được từ 1-3 năm tuổi. Trong giai đoạn này, phân bón được chia làm nhiều đợt (khoảng từ 3-5 đợt). Trong 6 tháng đầu sau khi trồng có thể dùng 40g Urê pha với 8 lít nước để tưới gốc mỗi tháng /1 lần.

Thời kỳ khai thác

phân bón cho Cây chanh

- Sau khi bà con đã thu hoạch quả được một tuần thì tiến hành bón phân theo: 25% đạm +25 % lân + 10 kg phân hữu cơ.

- Trước khi cây ra hoa bón phân 4 tuần: 25% đạm + 50 % lân  + 30% kali.

- Sau khi cây chanh đậu quả và tiến vào giai đoạn phát triển quả thì bón:  50% đạm + 25 % lân + 70% kali.

- Trong giai đoạn nuôi quả, lượng phân nên được chia khoảng từ 2-3 lần để bón tùy theo mức độ phát triển của quả như thế nào.

phân bón cho Cây cam, quýt và bưởi

- Sau khi thu hoạch một tuần bón: 25% đạm 25% lân + 5-20kg hữu cơ/gốc/năm.

- Bón phân bốn tuần trước khi cây ra hoa bón:  25% đạm + 50% lân + 30% kali.

- Sau khi quả đậu và đang trong giai đoạn quả phát triển bón: 50% đạm + 25% lân + 50% kali.

- Một tháng trước khi thu hoạch thì tiến hành bón: 20% kali.

Khi quả đang trong giai đoạn phát triển, thì bà con lưu ý lượng phân nên bón thành nhiều lần. Mỗi năm nên bón bổ sung thêm canxi  cho cây để tăng thêm chất lượng của quả. Ngoài ra, để cây có múi có được năng suất cao hơn nữa, bà con có thể tham khảo các loại phân bón ra hoa mạnh của Việt Âu như: VIABONG, VIA6 TẠO MẦM HOA, LÂN 98.. giúp ra hoa mạnh

Mỗi một loại cây sử dụng liệu lượng phân bón khác nhau

Phương pháp bón phân cho cây có múi

Tại vùng ĐBSCL

Bà con tiến hành đào rãnh xung quanh gốc theo như chiều rộng của phần tán cây. Rãnh phải đảm bảo có độ sâu từ 10 - 15cm, chiều rộng từ 10 - 20cm. Sau đó bà con tiếp tục cho phân vào và lấp đất lên. Cuối cùng tưới nước là hoàn thành

Tại khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ, Miền Đông, Tây Nguyên

Để bón phân, bà con dựa vào hình chiếu của tán cây để đào hố xung quanh phần gốc. Hố cũng cần phải đảm bảo được độ sâu và độ rộng lần lượt là 20 - 30cm. Tiếp tục cho phân vào, lấp đất và tưới nước lên trên.

Khi cây đã giao tán thì lúc này bà con không cần phải đào rãnh nữa mà sẽ dùng cuốc để xới nhẹ lớp đất xung quanh tán cây. Sau đó tiếp tục thực hiện quy trình bón phân, lất đất và tưới nước đủ ẩm.

Xử lý ra hoa cho cây có múi cam, canh, quýt , bưởi

Cây có múi có đặc điểm thường ra hoa trong điều kiện thời tiết khô hạn. Vì vậy bà con có thể không tưới nước trong một khoảng thời gian ngắn để hỗ trợ cho mầm hoa phát triển nhanh hơn.

Thời gian Xử lý ra hoa trên cây chanh

Cây chanh có thể ra hoa quanh năm nhưng thường nó sẽ chỉ tập trung vào  mùa xuân, đây là mùa thuận để chanh ra hoa. Do đó, nếu bà con muốn chanh có quả vào mùa nghịch thì phải bón phân và chăm sóc để cây có thể ra hoa vào tháng 9,10.

Xử lý ra hoa trên cây cam, quýt

Sau khi đã tiến hành thu hoạch xong thì bà con nên vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành sâu bệnh, cành già, làm cỏ, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh, quét vôi gốc,... Bà con sau đó lại tiến hành bón phân lần 1 với liều lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây.

Xử lý ra hoa trên cây bưởi

Để xử lý ra hoa trên cây bưởi, bà con cũng cần tạo sự khô hạn để chúng ra hoa. Thời gian khô hạn nên bắt đầu khoảng từ 20 - 30 ngày bắt đầu từ tháng 12 cho đến tháng 1 năm sau. Lưu ý, trước khi tiến hành tạo sự khô hạn cho cây, bà con cần đảm bảo cây đã được bón phân lần 2 trước khi ra hoa. Nếu trong mùa mưa, bà con cũng có thể tạo sự khô hạn nhân tạo bằng cách phủ nilon xung quanh gốc cây.

cách Neo trái cây có múi

Khi đến thời điểm thu hoạch, bà con có thể neo quả từ 15 - 30 ngày bằng cách sử dụng phân bón Ure hoặc một vài loại phân bón lá khác. Trong đó, thành phần của chúng cần có các kích thích tố thuộc nhóm Gibberellin, Auxin và phun thẳng lên quả.

Tỉa cành và tạo tán

Tạo tán

Để tạo tán cho cây, bà con cần lưu ý từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng từ 50 - 80cm thì tiến hành bỏ đi phần ngọn. Mục đích của việc này chính là để cho cây có thể phát triển. Tiếp tục để làm cành cấp 1, bà con cần chọn 3 cành khỏe và mọc từ thân chính theo 3 hướng tương đối đồng đều. Từ cành cấp 1 sẽ hình thành nên các cành cấp 2, lúc này chỉ giữ lại khoảng 2 - 3 cành. Từ cành cấp 2 phải cách khoảng từ 15 - 30 cm so với thân chính. Từ cách cấp 2 sẽ tiếp tục hình thành nên cành cấp 3, lúc này bà con nên loại bỏ những cành quá dày và quá yếu. 

Tỉa cành

Mỗi năm sau khi thu hoạch, bà con nên loại bỏ những đoạn cành đã mang quả từ 10 - 15 cm. Tiếp tục loại bỏ những cành bị yếu, sâu bệnh, cành không có khả năng mang quả, cành vượt, cành đan chéo nhau. Bà con lưu ý trước khi tỉa cành và tạo tán, thì bà con cần khử trùng dụng cụ để đảm bảo an toàn nhé.

Phòng trừ sâu, bệnh cho cây

Sâu gây hại

  • Rầy mềm: Bà con nên phun định kỳ các đợt lộc của cây bằng các thuốc bảo vệ thực vật như: Actara 25 WG 1g/bình 8 lít; Supracide 40 ND liều lượng 1-15ml/ bình 8 lít; Trebon 10 ND 10-15ml/ bình 8 lít; Bassa 50 ND 20ml/ bình 8 lít phun lên lá.

  • Rầy chổng cánh: Để loại trừ rầy chống cánh, bà con nên dùng bẫy màu vàng để phát hiện sự hiện diện của rầy trong vườn. Đồng thời trồng cây chắn gió để hạn chế sự xâm nhập của chúng vào vườn. Ngoài ra, bà con cũng cần nên thường xuyên tỉa cành để các đợt đọt non ra tập trung: Kết hợp sử dụng các thuốc bảo vệ như: Actara 25WG, 1g/bình 8 lít; Supracide 40 ND liều lượng 1-15ml/ bình 8 lít; Confidor, Trebon 10 ND 10-15ml/ bình 8 lít; Bassa 50 ND 20ml/ bình 8 lít phun lên lá.

  • Nhện: Bà con tiến hành phun dầu D.C Tron Plus nồng độ 0,5-0,7%. Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng các thuốc bảo vệ như:Vertimec 1.8 ND 10 ml/ bình 8 lít; Pegasus 500 DD 10ml/bình 8 lít; Nissorun 5EC; Rufast 3 ND; Kumulus 80DF phun lên lá.

  • Sâu vẽ bùa: Để loại trừ sâu vẽ bùa, bà con cần chăm sóc cho cây sinh trưởng thật tốt. Cách tốt nhất nên tỉa cành cho các đợt ra lộc tập trung. Sử dụng dầu D.C. Tron Plus nồng độ 0,5-0,75% ; Actara 25 WG với liều lượng 1g/bình 8 lít hoặc Karate 2.5 EC liều lượng 20ml/ bình 8 lít; Selecron 500 EC;  Lannate 40SP 20g/ bình 8 lít phun lên lá.

Phòng trị bệnh hại

  • Bệnh thối gốc chảy nhựa: Để phòng chống bệnh hại này, bà con cần phải để đất trồng có khả năng thoát nước tốt. Thường xuyên theo dõi phát hiện bệnh sớm để cạo sạch vùng bệnh. Sau đó bôi các thuốc bảo vệ như: Mataxyl 25WP 20g/ bình 8 lít; Ridomyl MZ-72 BHN pha thuốc 20-25g/ bình 8 lít; Aliette 80WP 10g/ bình 8 lít. 

  • Bệnh Vàng lá: Để phòng trừ, bà con cần trồng cây sạch bệnh và phòng trừ rầy chổng cánh ở những lần cây ra đọt non. Tuyệt đối không được nhân giống cây từ những cây bị bệnh và trồng cây chắn gió.

  • Bệnh ghẻ: Để phòng ngừa bệnh ghẻ cho cây, bà con cần thường xuyên vệ sinh cho cây và cắt tỉa, bỏ đi những cành, quả, lá đang bị bệnh. Đồng thời phun thuốc bảo vệ như:  Copper-zin, Zineb, Kasuran BNT, COC-85WP.

Phòng trừ bệnh hại cho cây trồng là điều bà con cần lưu ý

Thu hoạch

Thời điểm thích hợp để thu hoạch

Thường thì khoảng từ 8 - 10 tháng sau khi cây ra hoa, thì lúc đó chính là thời điểm thu hoạch. Bà con nên tiến hành thu hoạch khi thời tiết mát mẻ và nên nhớ thu hoạch sao cho nhẹ tay. Lưu ý sau khi mưa hoặc khi có sương mù thì không nên thu hoạch bởi quả lúc này rất dễ bị ẩm mốc.

Cách để thu hoạch

Để thu hoạch, bà con tiến hành dùng dao cắt cả cuống quả. Sau đó mới lau sạch và cho vào giỏ để ở nơi thoáng mát. Trong điều kiện thời tiết bình thường thì thời gian bảo quản  quả không nên vượt quá một tuần.     

Hy vọng với những thông tin mà Việt Âu đã chia sẻ cho bà con ở trên. Bà con sẽ có thêm thật nhiều kinh nghiệm để trồng cây có múi đạt được hiệu quả cao nhất. Để mua các dòng sản phẩm chăm sóc cho cây có múi, bà con có thể liên hệ ngay với chúng tôi thông qua địa chỉ:

CTY TNHH TM ĐẦU TƯ VIỆT ÂU

Địa chỉ: 19E4, đường DD4, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp.Hồ Chí Minh

Hotline: 0932 093 899 - 02 866 815 899

Email: vietauagri@gmail.com

0932093899
Chat zalo