PHÂN BÓN VIỆT ÂU GROUP

0932093899

Phân hữu cơ là gì, các loại phân hữu cơ thông dụng

31/Jul/2020 Lượt xem:1664

Người xưa thường có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã nói lên tầm quan trọng của phân bón với sản xuất nông nghiệp. Có thể nói phân bón ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển khỏe mạnh của cây trồng.

Ngày nay sau một thời gian dài sử dụng các loại chất hóa học vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó có phân hóa học đã khiến đất canh tác ngày càng bạc màu và thoái hóa nghiêm trọng, mất đi các đặc tính hữu cơ của nó.

Nhận thức được điều này mà các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp đều khuyến khích nông dân sử dụng phân hữu cơ. Để bảo vệ các vi sinh vật trong đất cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe con người. Vậy phân hữu cơ là gì, ưu nhược điểm của nó ra sao sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Phân bón hữu cơ là gì?

Là những loại phân có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn gốc, được hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hưu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.Trong đó đa lượng là những chất cây trồng cần để phát triển nhóm này gồm 3 thành phần chính là: Đạm, Lân, Kali…Trung lượng: đây là nhóm cây trồng cần một lượng vừa phải để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhóm này gồm Canxi, Magie, Llưu huỳnh…Vi lượng: là những hợp chất cây trồng cần một lượng nhỏ để cấu thành giúp cây tăng năng suất cao. Hoa đẹp hơn, quả to hơn nhóm này gồm Sắt, Đồng, Mangan, Bo, Mo…

Phân hữu cơ có nguồn gốc rất đa dạng nhưng có thể chia làm 4 nhóm chính gồm:

  • Nhóm có nguồn gốc động vật.
  • Nhóm có nguồn gốc từ thực vật.
  • Nhóm có nguồn gốc vi sinh vật.
  • Và nhóm có nguồn gốc hỗn hợp.

Dựa theo nguồn gốc người ta chia phân hữu cơ làm 2 loại là phân bón hữu cơ truyền thống và phân bón hữu cơ công nghiệp.

1. Phân bón hữu cơ truyền thống

Phân chuồng ủ hoai:

Là phân chứa các chất thải từ động vật, gia súc, gia cầm…  thường được ủ hoai mục từ 3 – 6 tháng theo phương pháp ủ truyền thống  với vôi , lân. để đảm bảo việc phân hủy nhanh, rút ngắn thời gian và diệt trừ các loại nấm bệnh, vi khuẩn có hại  phân chuồng được ủ chung các men vi sinh có chứa các chủng loại nấm có lợi như: Trichoderma, Bacillus cung cấp các nấm đối kháng có ích giúp phân hủy lên mem nhanh, diệt trừ nấm bệnh có hại…tạo ra thành phẩm phân hữu cơ sạch ( tiêu biểu: TRICOVIA có chứa tới 3 chủng nấm: Trichoderma, Bacillus và Pseodomona : 1x109CFU)

Ưu điểm của phân chuồng ủ hoai: chứa các chất khoáng đa, trung, vi lượng. Bổ sung mùn cải tạo đất tơi xốp tăng độ phì nhiêu và ổn định kết cấu đất. Tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển và hạn chế xói mòn.

Nhược điểm của phân chuồng ủ hoai: hàm lượng dinh dưỡng thấp nên phải bón với khối lượng lớn. Ngoài ra nếu bón không đủ thời gian ủ và xử lý  với các mem ủ sẽ chứa mầm bệnh gây hại như vi khuẩn, virus, bào tử nấm hại, hạt giống cỏ dại…

Phân xanh

Có nguồn gốc từ phụ phẩm thực vật thân cành lá tươi ( chủ yếu các loại cây thân thảo), có thể sử dụng phương pháp ủ hoặc băm nhỏ bón ngay vào đất.

Ưu điểm của phân xanh: cung cấp lượng mùn hữu cơ giúp cải tạo đất tơi xốp và hạn chế xói mòn

Nhược điểm của phân xanh:Nếu chưa được xử lý ủ hoai khi vùi, bón trực tiếp vào đất để tự phân hủy chất hữu cơ sẽ tạo ra các chất độc như H2S, CH4 … gây ra ngộ độc hữu cơ. Ngoài ra phương pháp này còn có hiệu quả khá chậm.

Phân rác ủ hoai : Được chế biến từ rơm rạ, lá cây, cỏ dại, rác vỏ trấu… từ sản xuất nông nghiệp. Ủ vôi bột, lân … hoặc men Trico đến khi mục thành phân thì lấy ra sử dụng.

Ưu điểm:

  • Giúp ổn định kết cấu đất.
  • Tăng độ tơi xốp.
  • Hạn chế khô hạn.
  • Chống xói mòn.

Nhược điểm: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, các ủ cầu kỳ và thời gian ủ rất lâu. Nếu không ủ kỹ khi sử dụng tiềm ẩn nhiều mầm bệnh có hại.

Than bùn: 

Than bùn không bón trực tiếp mà phải qua chế biến tốn nhiều thời gian mới sử dụng được cho cây trồng.
Ưu điểm:  Than bùn có công dụng tốt trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.
Nhược điểm:  Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn tốn sức và chi phí.

2. Phân bón hữu cơ công nghiệp

Sử dụng quy trình công nghiệp để chế biến các chất hữu cơ với số lượng lớn. Vận dụng tiến bộ công nghiệp cao để tạo ra lượng phân bón có chất lượng tốt hơn, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với nguyên liệu đầu vào và so với các loại phân hữu cơ truyền thống.

Phân bón vi sinh: được sản xuất bằng cách đưa các loại vi sinh vật có lợi. Như vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng… cấy vào môi trường là chất hữu cơ thường sử dụng mùn là chất độn, chất mang vi sinh. Các vi sinh vật này thường phải đạt mật độ tiêu chuẩn nhất định thì mới được công nhận.

Ưu điểm:

  • Giúp hệ vi sinh vật đất phát triển.
  • Phân hủy các chất khó hấp thụ
  • Tổng hợp dinh dưỡng cho cây
  • Ngăn chặn các mầm bệnh trong đất.

Nhược điểm:

  • Cung cấp chỉ 1 lượng vừa phải chất dinh dưỡng chứ không phải toàn bộ cho cây.
  • Mỗi loại phân chỉ phù hợp với  1 nhóm cây nhất định và có hạn sử dụng riêng.
  • Tốn thêm chi phí bón phân nuôi vi sinh vật.

Phân bón hữu cơ khoáng

Là loại phân bón hữu cơ khoáng có trộn thêm các chất khoáng vô cơ là N, P, K. Chứa ít nhất 15% thành phần là chất hữu cơ, từ 8 - 18% là chất khoáng vô cơ.

Ưu điểm: chứa hàm lượng khoáng chất cao.

Nhược điểm: không tốt cho đất và hệ sinh vật nếu bón lâu ngày.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Nó gồm nhiều nguồn phân bón hữu cơ khác nhau được xử lý bằng cách lên men cùng các sinh vật hữu ích. Phân hữu cơ vi sinh có chứa chất hữu cơ trên 15% và có mật độ vi sinh vật trên 1x 10^6 CFU/mg mỗi loại.

Ưu điểm:
    Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,…cho đất giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích.
Nhược điểm:
     Thường hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn phân bón hữu cơ sinh học.

Phân bón hữu cơ sinh học

Nó gồm nhiều nguyên liệu từ các nguồn hữu cơ khác nhau. Được xử lý lên men với sự có mặt của một hoặc nhiều vi sinh vật có lợi để cân bằng và làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Thành phần có chứa ít nhất 22% là chất hữu cơ, mật độ vi sinh 1 x 10^6CFU/mg mỗi loại.

Ưu điểm: dùng được cho tất cả các giai đoạn của cây trồng như bón lót, bón thúc, bón quả, bón nuôi quả. Cung cấp cân đối và đầy đủ khoáng chất và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Giúp tăng năng suất các sản phẩm sinh học, giúp tăng các đặc tính hóa học, vật lý của đất, ngăn chặn quá trình xói mòn đất. Bổ sung các vi sinh vật có lợi từ đó giảm các mầm bệnh trong đất.

Làm tăng sức chịu đựng của cây trồng với thời tiết và sâu bệnh. Ngoài ra còn rất thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích.

Nhược điểm: loại phân này có giá thành cao hơn các loại phân bón khác. bù lại giá thành cao hơn nhưng có chất lượng tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo sức khỏe con người.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ. Vậy lựa chọn sản phẩm phân bón hữu cơ nào là tốt và đạt hiệu quả nhất?

Qua khảo sát thực tế có các dòng phân hữu cơ thông dụng bao bì lớn 40-50kg và chúng ta có thể tham khảo một số dòng hữu cơ sinh học cao cấp hơn như phân hữu cơ sinh học Đạm Cá hồi, phân HCSH Đạm Dơi, phân hữu cơ sinh học Đạm tôm, Phân Cá Via... các sản phẩm này được nhập khầu từ Hàn Quốc. Thành phần hữu cơ cao, tổng hợp được các thành phần đa lượng đạm sinh học hữu cơ, acid Humic, Ammino, acid Amin, cùng các trung vi lượng thiết yếu giúp cây trồng phát triển cân đối và bền vững, cải tạo đất tối. Các sản phẩm này đóng bao 25kg, bao 4kg và bao 1kg dạng hạt tan nhanh dễ lựa chọn sử dụng cho diện tích lớn nhỏ và vận chuyển từ xa. Ngoài ra chúng ta có thể tìm các dòng acid HUMIC, acid Humic 250g (nhập khẩu từ Mỹ), phân ZMIC (Cty Việt Âu phân phối) dạng bột tan nhanh trong nước để ta có thể trộn rãi, tưới hoặc phun trực tiếp lên lá. Đây là những sản phẩm hữu cơ sinh học có tính đột phá trong nông nghiệp, ngoài việc cung cấp tinh chất hữu cơ Acid Hmic còn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, cải tạo đất tốt, hạ phèn, rửa mặn nhanh, bám dính tốt tăng khả năng giữ nước,tăng độ phì nhiêu cho đất, hạn chế xói mòn.

Là những sản phẩm hữu cơ sinh học nên khi sử dụng sẽ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng chất lượng nông sản được đảm bảo.

Thông tin: kythuatkhoahoc@gmail.com. Tư vấn: 0932 093 899

0932093899
Chat zalo