15/Jun/2022 Lượt xem:543
Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính gồm clorophin, protein, peptit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều. Lá cây có kích thước, màu xanh, lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.
Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng, đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp... Một số dạng phân đạm chủ yếu như sau:
Phân đạm amon
Đặc điểm chung của nhóm phân đạm amonI có trong phân đạm ở dạng amon (NH4+) hay được chuyển hóa thành NH4+ để cây có thể sử dụng dễ dàng, mang điện tích dương nên có thể bị keo đất hấp thụ, ít bị rửa trôi phân khi được bón nhiều vào đất. Ngoài ra sau khi bón vào đất các phân amoni có thể bị Nitrat hóa (ở nhiệt độ, pH và ẩm độ thích hợp).
1. Amoniac khan
- Thành phần: 82%N (là loại phân đạm có tỷ lệ đạm cao nhất).
- Tính chất: Là dạng chất lỏng linh động, không màu, sôi ở 34 độ C, nhanh chuyển sang thể hơi và tăng thể tích nên phải được bảo quản và vận chuyển trong các bình thép đặc biệt để tránh cháy, nổ nguy hiểm, giá thành rất rẻ (bằng 40% của phân amôn nitrat).
- Đặc điểm sử dụng: Cần có máy chuyên dùng để để đưa trực tiếp chất lỏng vào tầng đất sâu (10 – 14cm) nhằm tránh mất đạm (vì ngoài không khí amoniac khan nhanh chóng chuyển từ thể lỏng sang thể khí) và để phân hút ẩm trong đất tạo thành NH4OH rồi phân ly thành NH4+ cung cấp đạm cho cây hoặc được keo đất hấp thụ, rồi cung cấp dầu cho cây.
2. Nước Amoniac (NH4OH):
Xem thêm: PHÂN DINH DƯỠNG ĐA NĂNG - BIO VIA+
PHÂN BÓN HỮU CƠ SIÊU ĐẠM CÁ HỒI
PHÂN HỖN HỢP NPK HỮU CƠ VIAUXIN
3. Phân amon sunphat (NH4)2SO4:
Phân đạm amoni Suphat còn được gọi tắt là phân SA, phân đạm “ một lá” do chỉ chứa một dạng đạm (NH4+) cây sử dụng thuận lợi.
- Thành phần: 20,8 – 21%N, 23 – 24% S, <0,2% axit H2SO4 tự do. Phân thành phẩm thường có độ ẩm 0,2 – 0,3%. Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hóa học sản xuất hàng năm.
- Tính chất:
- Phân sunphat đạm có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xanh lục, ít hút ẩm, ít đóng tảng trong bảo quản, rễ bón phân bằng máy
- Phân có mùi nước tiểu (mùi amoniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm.
- Sunphat đạm là loại phân bón tốt vì có cả N và S, là 2 chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
- Phân này dễ tan trong nước, không vón cục, thường ở trong trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu trong môi trường ẩm phân dễ vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó đem bón cho cây.
- Nếu bảo quản lâu ở điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao (>30 độ) SA dễ bị mất đạm ở dạng NH3. Kết quả vừa bị mất N (tạo mùi khai nơi lưu giữ) vừa làm tăng độ chua cho phân.
- SA có thể bị mất đạm một phần ở thể khí do sau khi phân ly thành NH4+ có thể chuyển thành NH4OH, rồi chuyển tiếp thành NH3.
- SA vừa gây chua hóa học do trong thành phần của phân có chứa axit H2SO4 tự do, vừa gây chua sinh lý do phân có chứa gốc axit.
- Liên tục bón phân amon sunphat (SA) trong trồng trọt làm mất vôi, giảm tính đệm và hóa chua đất.
- SA còn có thể tham gia vào quá trình Nitrat hóa: làm chua đất, vừa tạo khả năng cung cấp đạm cho cây và mất đạm dưới dạng NO3-.
- Bón SA trên đất chua còn có khả năng tạo ra muối sắt, nhôm hòa tan, tăng khả năng ảnh hưởng xấu của độ chua đến cây.
-
Đặc điểm sử dụng:
- Phân SA có thể sử dụng cho nhiều loài cây trồng khác nhau, những đặc biệt tốt với các loại cây ưa chua hay có nhu cầu về S cao như cây họ thập tự (rau cải, cải bắp, su hào,...) các cây lấy củ (khoai lang, khoai tây,...)
- Phân SA sử dụng thích hợp trên các loại đất kiềm, đất nghèo S ( đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất sử dụng lâu đời) do phân có tác dụng làm giảm tính kiềm và bổ sung S cho đất.
- Liên tục bón SA cho đất, nhất là trên đất chua rất cần bón vôi để trung hòa độ chua do phân gây ra, cần có kế hoạch bón vôi theo tỷ lệ 1,3 bột đá vôi:1 phân SA.
- Phối hợp sử dụng SA cùng với phân chuồng, phân lân tự nhiên có tác dụng trực tiếp cung cấp N đồng thời lại có tác dụng gián tiếp cung cấp lân tốt hơn cho cây trồng.
- Không nên bón tập trung phân với số lượng lớn mà cần chia ra bón làm nhiều lần, cần chú ý rải phân cho đều khi sử dụng.
- Để tránh tác dụng xấu mà phân có thể gây ra, không nên sử dụng phân SA trên đất trũng, lầy thụt, đất phèn, đất mặn vì trong điều kiện yếm khí, giàu chất hữu cơ, S có trong thành phần của phân dễ bị khử thành H2S có thể gây độc cho cây.
- Hạn chế sử dụng phần này trên đất mặn sẽ làm tăng nồng độ SO42- trong đất, tăng độ mặn của đất.
- Cần bón phân cho đều vì: Phân SA có khả năng hòa tan nhanh trong nước, nên sau khi được bón vào đất phân nhanh chóng cung cấp NH4+ cho cây trồng, một phần NH4 được hấp phụ khá chặt trên bề mặt keo đất ở ngay vị trí bón.
Cần lưu ý là đạm sunphat là loại phân có tác dụng nhanh chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm. Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá
4. Phân đạm clorua (NH4Cl)
- Thành phần: Phân này có chứa 24-25% N nguyên chất.
-
Tính chất:
- Đạm clorua có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà. Phân này dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, thường tơi rời nên dễ sử dụng, là phân chua phân lý.
- Đạm clorua là loại phân sinh lý chua, vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.
- Bón vào đất phân clorua cũng tan nhanh, được hấp thụ trên keo đất dưới dạng NH4+.
- Bón liên tục phân clorua amon cũng làm chua đất, đất mất vôi dần, giảm tính đệm của đất và hóa chua.
- NH4Cl có thể mất 1 phần ở thể khí .
- NH4Cl cũng có thể tham gia vào quá trình Nitrat hóa. Kết quả vừa làm chua đất, vừa tạo khả năng cung cấp đạm cho cây và mất đạm dưới dạng NO3- như phân SA nêu trên.
- So với SA thì phân đạm amoni Clorua có mấy điều bất lợi là:
- Tốc độ Nitrat hóa chậm hơn sunfat đạm.
- Bón liên tục dễ gây thiếu S đối với những cây có nhu cầu S cao.
- Ion Clo ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản của nhiều loại cây trồng như: Thuốc lá, nhóm cam quýt, và độc đối với vi sinh vật.
- Tuy vậy, ion Clo không bị keo đất giữ nên có thể bị nước mưa rửa trôi, do vậy nếu bón Clorua amon sớm thì các tác hại của ion Clo cũng giảm.
-
Đặc điểm sử dụng:
-
Đây là loại phân rẻ tiền, có hiệu lực với nhiều loại cây trồng (mía, ngô, cây lấy sợi , cọ, dầu, dừa) nhất là với cây lúa.
-
Sử dụng trong thời gian dài cần phải trung hòa độ chua với tỷ lệ 1 NH4Cl: 1,4 CaCO3 hay bón kết hợp với phân chuồng và các loại phân lân thiên nhiên khác.
-
Do phân chứa Cl‑ nên không bón phân cho những cây mẫn cảm với Cl‑; nếu bón phải bón lót sớm.
5. Phân phốt phát đạm (còn gọi là phốt phát amon)
- Phốt phát amon là loại phân vừa có đạm, vừa có lân. Trong phân có tỷ lệ đạm là 16% tỷ lệ lân là 20%.
- Phốt phát đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc màu trắng.
- Phân dễ chảy nước nên người ta thường sản xuất dưới dạng viên và được đựng trong các bao nilon.
- Phân rất dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt.
- Phân là loại dễ sử dụng thường dùng thích hợp ở đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn, độ chua. Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm.
Xem bài tiếp theo: Giới thiệu và phân biệt các loại phân đạm vô cơ phần 2
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY PHÂN BÓN NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU
Địa chỉ: 19E4 Đường DD4, KP 4, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0932 093 899 – 0938 853 899 - Email: vietauagri@gmail.com
Website: https://vietaugroup.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/vietauagri
Youtube: https://www.youtube.com/c/VIETAUTV/featured