NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU

0932093899 02 866 815 899

Cách chăm sóc tạo thế Cây cảnh Bonsai đẹp

15/Aug/2020 Lượt xem:3811

Chăm sóc cây cảnh bonsai sao cho đúng

Thú chơi bonsai được khắp thế giới ưa chuộm và những năm gần đây nó càng phổ biến tại nước ta. Đây được đánh giá là thú chơi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, bảo vệ môi trường cần được nhân rộng. Trước đây chơi cảnh cảnh bonsai thường chỉ gặp ở người lớn tuổi nhưng gần đây nó càng được trẻ hóa.

Cây cảnh bonsai là gì?

Cây cảnh bonsai có thể hiểu đơn giản là các cây cổ thụ nhưng kích thước được thu nhỏ lại mà thôi. Một cây bonsai đẹp phải có được sự cổ kính trong nó. Để làm được điều này cây cảnh phải được trồng lâu năm và trả qua nhiều lần cắt giật thân, tay cành.

Các loại cây bonsai được chọn thường là các loại cây có lá nhỏ, có hoa đẹp, thân gốc xù xì, quả đẹp. Có thể tạm chia thành các nhóm với đặc trưng như sau:

  • Lá nhỏ: cây linh sam, mẫu đơn lá nhỏ, cây sam hương, cây sam trái, cây cần thăng…
  • Có hoa đẹp: cây sứ, cây bông trang, cây linh sam, cây mai vàng…
  • Cây có quả đẹp: cây kim quýt, cây sam núi, cây sung, cây siro…
  • Cây có thân gốc xù xì, kỳ quái: canh sanh, cây si, cây mai chiếu thủy, cây tùng, cây mai vàng…

Ở mỗi vùng khí hậu và quốc gia khác nhau người ta cũng chơi các loại cây khác nhau tạo nên sự đa dạng. Ở miền bắc và miền nam cũng có sự phân hóa rõ rệt, mỗi vùng có một nét đặc sắc khác nhau.

Cách để tạo nên một cây bonsai

Có rất nhiều cách để tạo nên cây bonsai. Các cây bonsai đẹp đều theo một dáng thế nhất định, các dáng thế này đều đã được quy định trong nghệ thuật bonsai. Người mới chơi nên tuân theo một trong các dáng thế này để bắt chước. Những cây không tuân theo bất kỳ dáng thế nào nhưng vẫn đẹp thường được gọi là cây bonsai dáng quái.

Bước 1 tìm phôi: phôi hay còn được gọi là cây nguyên liệu để tạo thành cây bonsai. Một cây bonsai đẹp thường được dựng lên từ những phôi đẳng cấp. Phổi đẳng cấp là có bộ rễ đẹp, thân to xù xì, có nhiều đường nét uốn lượn. Sau đó người ta cắt ngang thân, chỉ giữ lại phần thân gốc đẹp, phần ngọn cành lá sẽ được nuôi từ đầu.

Bước 2 nuôi thân trên: lúc này ta đã có phần thân và gốc dưới đẹp rồi. Tuy nhiên một cây bonsai phải có hình dáng của một cây cổ thụ thu nhỏ. Tức là từ gốc lên trên ngọn phải thu nhỏ dần theo tỷ lệ. Vì thế phải nuôi các mầm mới thành phần thân trên và các cành gốc. Qúa trình này thường tốn nhiều thời gian nhất trong cả quá trình.

B3 nuôi cành: khi đã có phần thân theo tỷ lệ nhỏ dần từ trên xuống. Thì đến lúc ta tạo các tay cành cho cây bonsai. Các cành cũng phải theo tỷ lệ nhỏ dần từ trong thân ra ngoài. Việc này làm được qua nhiều lần ta tiến hành cắt giật. Tùy vào kinh nghiệm của người nuôi mà sẽ tạo thành một cây bonsai đẹp.

Chăm sóc cây bonsai sao cho đúng

Đất trồng: mỗi loại cây có một công thức đất trồng khác nhau, các vùng khí hậu cũng ảnh hưởng đến công thức đất. Trước khi trồng cần tìm hiểu kỹ để giúp cây phát triển tốt. Với cây bonsai có nhiều lá thì nên chọn đất nhiều chất hữu cơ. Với các cây ít lá hoặc phôi bonsai thì nên trộn nhiều chất vô cơ như xỉn than, vỏ trấu, vỏ lạc… để đất thoát nước tốt.

Bón phân: đã nuôi cây bonsai thì bạn nên chăm chút nó kỹ một chút. Bởi phân bón, nước, đất trồng là thức ăn của cây. Thức ăn có ngon thì cây mới khỏe, phát triển tốt và nhiều sâu bệnh. Vì thế nên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, phân humic…

Nếu bạn chỉ chăm một vài cây thì cũng sẽ không quá tốn kém cho phần này. Tôi thường bón lót cho cây bonsai của mình bằng phân trùn quế mỗi năm một lần. Bón định kỳ phân hữu cơ mỗi 15 ngày/lần. Các loại phân hữu cơ có thể chọn là phân dơi, phân hữu cơ úc, phân hữu cơ nhật, phân cá, phân bò…

Tưới tiêu: việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khu vực bạn trồng có nhiều nắng không, đất của bạn có thoát nước tốt không. Vào mùa khô tôi thường tưới nước cho cây mỗi lần vào buổi sáng. Vào mùa mưa 3 ngày tưới một lần.

Ánh sáng: đa số các cây bonsai đều là cây ưa ánh nắng vì vậy bạn nên để cây ngoài trời. Nếu thấy nắng gắt thì nên lấy vải che thân cây lại, vì rết dễ bị nứt vỏ khi nhiệt độ quá cao.

Sâu bệnh: cây bonsai được trồng tại nhà thường ít bị sâu bệnh tấn công hơn so với khi trồng tại vườn. Tuy nhiên vẫn nên thường xuyên quan sát để phát hiện bệnh tránh để lại hậu quả nặng nề. Các sâu bệnh trên cây bonsai thường nên tự bắt bằng tay.

  • Bọ trĩ: có thể hút nhựa cây khiến cây bị chết cành nhánh. Dùng thuốc trừ sâu Ridomil.
  • Nhiện đỏ: hút nhựa dưới lá làm lá bị vàng, rụng hết lá. Dùng vòi nước xịt mặt dưới lá đến khi hết hoàn toàn trứng nhện đỏ.
  • Rệp sáp: thường có dưới nách lá vào mùa mưa. Dùng tay hoặc dùng que nhỏ gắp ra chỗ khác.
  • Ngoài ra còn nhiều sâu bệnh khác như sâu ăn lá, sâu đục thân, các loại nấm…

Bonsai đặc trưng theo vùng miền

  • Bonsai miền bắc: cây sanh, cây si, cây lộc vừng, cây gạo, cây tùng la hán, mẫu đơn lá lớn...
  • Bonsai miền trung: cây sam hương, sam núi, mai vàng, cây kim quýt...
  • Bonsai miền nam: cây mai chiếu thủy, bông trang lá nhỏ, cây linh sam, cây cần thăng, cây siro, cây sứ thái, ...
  • Bonsai Nhật Bản: là cái nôi của nền bonsai thế giới, ra đời đầu tiên và đặt các nền móng cho nghệ thuật bonsai. Các cuộc triển lãm bonsai lớn của thế giới đều có các nghệ nhân Nhật Bản đến để biểu diễn.
  • Bonsai Trung Quốc: người dân nước này cũng rất hoài cổ và hướng về thiên nhiên. Đất nước 2 tỷ dân này tạo nên sự đa dạng vì diện tích rộng lớn, nhiều chủng loại. Vì thế bonsai Trung Quốc gần đây nổi lên như một thế lực với rất nhiều cây bonsai đẳng cấp được đầu tư kỹ càng.

Trồng đúng cây theo vùng miền sẽ dễ chăm sóc, phát triển nhanh, nhiều hoa quả hơn so với khi trồng ở các vùng khác. Đây cũng là đặc trưng tạo nên sự đa dạng và đặc sắc cho nghệ thuật bonsai nước ta.

Đặc trưng của bonsai nước ta là các cây mai chiếu thủy, bonsai bông trang, bonsai sam núi... Các cây này đạt được rất nhiều giải thưởng lớn ở các cuộc thi, hầu như chỉ có ở nước ta. Được rất nhiều người chơi nước ngoài ưa thích và sưu tầm

Bài viết liên quan:

0932093899
Chat zalo