NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU
Phân bón NPK 16-16-8 là loại phân phổ biến có bán ở hầu hết ở các đại lý phân bón. Phân bón NPK 16-16-8 nội địa, Phân bón NPK 16-16-8 nhập khẩu... Có nhiều công nghệ sản xuất như xoay trảo, tháp cao, chiết xuất... tùy vào mỗi công nghệ sẽ có giá thành khác nhau.
Theo nghiên cứu chỉ ra Phân bón NPK 16-16-8 là công thức phân có hàm lượng NPK cao, giúp cây tăng trưởng và phát triển nhanh. Phối trộn hỗn hợp nhiều chất NKP đa lượng như công thức Phân bón NPK 16-16-8 sẽ giúp cây hấp thụ tốt hơn so với bón phân đơn riêng lẻ.
Cách phối trộn Phân bón NPK 16-16-8 từ phân đơn
Phân đơn là đạm, lân, kali và phân trung vi lượng TE(sắt kẽm, đồng, magie, mangan, silic). Ưu điểm của phân đơn trộn là tiết kiệm giá thành. Nhưng nếu không có một công thức trộn chuẩn thì gây không cân bằng dinh dưỡng trên cây trồng. Có thể dẫn tới ngộ độc cây và gây vàng lá thối rễ.
Các công thức phổ biến là phân NPK 16-16-8, phân NPK 20-20-15, phân NPK 20 10 10.. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tính toán phân đơn sao cho phù hợp thành phân NPK 16 16 8.
Các phân đơn chính để trộn NPK 16-16-8
phân Đạm: gồm có đạm phú mỹ, đạm ninh bình thành phần chủ yếu là Nito (64%). Nito chủ yếu được lấy từ các mỏ dầu khí, tổng hợp thành đạm và bón cho cây. Đạm từ dầu khí này cây có thể hấp thụ tiêu hóa được. Đất chúng ta có sẵn đạm nhưng trong quá trình canh tác dần biến mất vì vậy cần bổ sung vào đất. Đạm là nguyên tố cây dùng thường xuyên. Đạm thì cây phải tiết ra một chất để chuyển từ đạm amoni (NO3) thành đạm nitrat (NH+) thì cây mới hấp thụ được.
phân Lân: lân ở đây sử dụng là lân lâm thao hàm lượng (16%). Lân thì có mỏ lân ninh bình, mỏ lân lâm thao được làm từ đá. Đá này người ta xay ra và nung, đá này khi phân tích thì thấy cây sẽ hấp thụ được. Lân cũng cần có enzym chuyển hóa mới hấp thụ được, vì vậy cần bộ rễ phải khỏe mạnh. Lân thì cây hấp thụ chậm hơn đạm, đạm thì cây tiêu hóa rất nhanh.
Ngoài ra còn có các vi sinh vật có ích trong đất giúp phân giải đạm và lân thành chất dễ tiêu hóa.
Phân Kali: ở đây sử dụng kali nguyên chất (61%), kali ở đây có màu đỏ là kali clorua được khai thác ở các mỏ như isarel, Nga, Indonesia, Malaysia. Kali đa số là nhập khẩu bởi vì ở Việt Nam chưa có mỏ Kali
Các Trung vi lượng: nếu thiếu trung vi lượng thì cây sẽ mất năng suất, trái không đẹp. Trung vi lượng cây không cần nhiều nhưng phải có vì năng suất không cao. Gồm có sắt, kẽm, đồng, magie, mangan, bo, silic...
Ngoài ra còn cần bút thử PH để kiểm tra độ PH của đất. Nếu đất quá chua hoặc quá kiềm, khi bón phân thì cây cũng không hấp thu được dinh dưỡng, ngộ độc đất.
Bây giờ ta sẽ tiến hành trộn phân NPK 16(N) - 16(P) - 8(K) + TE.
Cách tính:
Đạm = (16 x 100)/46% = 34kg đạm.
Lân = (16 x 100)/16% = 100kg lân.Kali = (8 x 100)/61 = 13kg kali.
Tổng cộng: ta trộn được 147kg phân NPK 16-16-8.
Như vậy chúng ta sẽ cần 34kg đạm + 100kg lân + 13kg kali để trộn thành công thức Phân bón NPK 16-16-8
Nếu cần vi lượng ta mua bao phân TE trộn chung vào với lượng khoảng 50g/gốc. Để cây khỏe mạnh, cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng, ít gây ngộ độc đất và trái sẽ đẹp hơn.
Phân bón NPK 16-16-8 hỗn hợp có sẵn
Là loại phân phổ biến có bán ở hầu hết ở các đại lý phân bón. Phân bón NPK 16-16-8 trong nước, Phân bón NPK 16-16-8 nhập khẩu... Có nhiều công nghệ sản xuất như xoay trảo, tháp cao, chiết xuất... tùy vào mỗi công nghệ sẽ có giá thành khác nhau.
Phân bón NPK 16-16-8 có hai loại có TE và không có TE.
TE ở đây là các vi lượng rất cần thiết cho cây trồng phát triển cân đối.
Bổ sung đúng Phân bón NPK 16-16-8 +TE sẽ giúp cây phát triển mạnh, tàn lá giày, bộ rễ khỏe. Tạo điều kiện cho cây ra hoa, đậu trái sau này. Khuyến khích sử dụng Phân bón NPK 16-16-8 vào giai đoạn mới trồng, cây chưa vào giai đoạn thu hoạch hoặc phục hồi cây sau thu hoạch.
Bài viết liên quan: