NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU

0932093899 02 866 815 899

Dinh dưỡng và cách phục hồi Cây ĂN Trái sau hạn mặn?

20/Aug/2020 Lượt xem:711

Ở miền tây nước ta cứ mỗi lần vào các mùa nắng nóng quá mức. Trong đất không có mưa dẫn tới mực nước sông hồ rút ngắn, nước ngoài biển sẽ tràn vào. Điều này thực sự không nguy hiểm nếu ta biết đường tránh né.

Lúc này có thể tạm sử dụng nước máy bơm từ dưới lòng đất lên để tưới cây. Nhưng rất nhiều người không biết lại sử dụng nước này để tưới cây thì sẽ rất nguy hiểm. Mỗi loại cây có khả năng chịu mặn khác nhau và chắc chắn hầu hết đều làm giảm năng suất.

Ở các vùng kiên giang, hậu giang đã có hàng trăm ha sầu riêng bị đốn bỏ sạch vì tưới nhầm nước nhiễm mặn. Vậy hạn mặn là gì và nên xử lý cây trồng như thế nào khi gặp hạn mặn, sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

Theo thống kê tình trạng mặn đang có xu hướng ngày càng tăng. Chưa có năm nào nước mặn lại vào sâu đến vậy. Nguyên nhân được thống kê do lượng mưa giảm 50% ở hạ nguồn Trung Quốc và Nam Lào.

Dinh dưỡng và cách khắc phục cây trồng sau hạn mặn

Đất bị nhiễm mặn sẽ phá hoại cấu trúc của đất, đất sẽ bị nén chặt, rễ cây sẽ bị chai không thể hút được dinh dưỡng. giảm tính thẩm thấu, thoát nước của đất khiến đất thiếu thoáng khí trong vùng rễ sẽ ảnh hưởng đến năng suất là điều chắc chắn.

Tùy giống cây trồng mà sẽ có khả năng chịu mặn khác nhau. Bà con nên thường xuyên cập nhật tình hình ngập mặn trên các sông rạch để có biện pháp xử lý kịp thời. Để có cách ngăn nước mặn và lấy nước ngọt kịp thời đặc biệt là nên giữ cỏ.

Biểu hiện: sau khi tưới nước bị nhiễm mặn, các đầu rễ cây sẽ bị tổn thương. Cây không thể hút được dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng cây sốc phản vệ. Biểu hiện thường gặp là lá bắt đầu chuyển màu vàng và rụng xuống hàng loạt.

Cách khắc phục hạn mặn

⦁    Để cỏ mọc tự nhiên, dùng lục bình, thân lá chuối che lên phần gốc để giữ ẩm và hạn chế sự thoát nước.
⦁    Kiểm tra độ mặn trong sông suối, dự trữ nước ngọt trong lip nước. Cô lập nước trong lip và nước ngoài kênh rạch.
⦁    Tỉa bớt một phần hoặc toàn bộ số trái trên cây tùy theo mức độ ảnh hưởng của mặn nhiều hay ít mà tỉa cho phù hợp.
⦁    Cần sử dụng một lượng nước ngọt lớn để rửa trôi lượng muối tích tụ trên đất. 
⦁    Tăng cường hữu cơ vi sinh, vi lượng để phục hồi và tăng cường bộ rễ cho cây. 
⦁    Nếu khi bị hạn quá mặn nặng có thể cắt phần lớn cây để ngăn cây không hút thêm muối lên trên thân. Đợi khi có nước ngọt để rửa đất thì mới tiến hành cho cây phát triển lại.
⦁    Tránh sử dụng các loại phân vô cơ, hữu cơ nồng độ cao vào thời gian này. Khuyến kích sử dụng phân bón lá để tăng sự chịu đựng cho cây.

Thống kê độ chịu mặn của từng loại cây

  • 1/1000: bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh dây, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt (thuộc nhóm cây chịu mặn trung bình).
  • 2-3/1000: sơ ri, ca cao, cây có múi, ổi, khón, vú sữa, nhắm cây chống chịu với mặn khá tốt.
  • 4-5%/1000: mít, xoài, mãng cầu xiêm, na, nhóm cây chống chịu tốt với mặn.
  • >5/1000: dừa, sapo, me, nho chịu rất tốt mặn có thể trồng ở các vùng nước lợ vẫn phát triển tốt.

Phát hiện hạn mặn

Hạn mặn không thể phát hiện được bằng mắt cũng như bằng vị giác. Do nồng độ mặn chỉ khoảng 5/1000 đã ảnh hưởng đến cây trồng. Với tỷ lệ này thì không thể nào nếm được vị mặn.
Lúc này chỉ còn cách sử dụng các công cụ đo chuyên dụng, các sản phẩm này có giá đến hang triệu đồng. Có nhiều sản phẩm đo mặn giá rẻ nhưng rất khó để sử dụng.

Dinh dưỡng sau hạn mặn

Sau hạn mặn nồng độ Na do muối trung hòa vào đất làm hòa tan lớp đất sét bề mặt. Khi đó bề mặt đất sẽ bị lèn mặt, tức là có một lớp màng bao phủ. Khi đó nước và các chất dinh dưỡng rất khó thấm xuống dưới, lúc này chắc chắn bộ rễ sẽ bị tổn thương.

Cách khắc phục lúc này là rải vôi bột để Ca chứa trong vôi trung hòa lượng muối còn thấm trong đất. Tiến hành dùng nước ngọt rửa qua bề mặt đất bị mặn nhiều lần. 

Dùng các sản phẩm phân hữu cơ có chứa nhiều axit humic, axit fulvic hay còn gọi là chất mùn hữu cơ... để khôi phục lại cấu trúc đất. Khi này nên chọn các loại phân hữu hữu cơ có nồng độ chất mùn cao hơn các chất vô cơ khác.

Tiến hành bổ sung dinh dưỡng axit amin, axit fulvic thông qua phân bón lá là biện pháp được khuyến khích. Các loại phân hữu cơ có nồng độ mùn cao là phân cá, phân bò ủ hoai, phân gà, phân dơi... 

Lưu ý: chúng ta chỉ tiến hành các biện pháp khắc phục khi mùa mưa tới nước tưới dư giả mà thôi. Còn lúc này việc cần làm là dự trữ nước tưới và cung cấp dinh dưỡng qua lá để cây cầm cự được qua giai đoạn này. 

Bài viết liên quan:

0932093899
Chat zalo