NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU
Cây mai, đào, quất… từ lâu đã được xem là loại cây may mắn mang lại tiền tài cho gia chủ. Các loại này thường có màu sắc vàng, đỏ tượng trưng cho tiền bạc, thịnh vượng. Ngoài ra chúng thường ra hoa vào đúng dịp tết nên thường được chọn để chưng trong nhà vào những ngày đầu năm.
Trong tất cả các loại cây chưng tết có lẽ mai vàng là cây có giá trị nhất. Lý do là mai vàng càng lớn tuổi càng có giá trị, mai vàng có thể làm cây cảnh bonsai do dễ tạo dáng. Chính vì thế một cây mai vàng đẹp theo dáng thế rõ ràng có thể được bán với giá vài chục triệu đồng.
Nghề làm mai cũng từ đó mà ra đời, nổi bật nhất là làng mai Bình Định tiếp sau đó là các tỉnh miền tây. Làm mai không đơn giản gồm nhiều kỹ thuật các cây mai dáng thế xấu, hoa không đẹp thường không bán được hoặc giá trị thấp.
Ở các làng nghề người ta tạo dáng cho mai gay từ khi còn nhỏ để tạo bộ rễ đẹp và quái. Sau đó cây mai được nuôi trong một hộp đất cao và hẹp để bộ rễ phát triển dài và to. Khi gỡ hộp đất này ra các rễ mai sẽ to, đan xen nhìn rất đẹp(rễ nôm).
Các cây mai đẹp khi trồng lớn sẽ được cắt làm bonsai hoặc để cao lớn để bán vào dịp tết. Có rất nhiều giống hoa mai đẹp như mai cúc, mai dảo, mai xoắn… Người ta lấy các hoa đẹp này ghép vào cây mai có gốc đẹp để tạo thành một cây hoàn chỉnh giá trị cao. Mỗi cây mai rễ nôm thành phẩm được bán với giá từ 2 – 10 triệu tùy độ quái của cây.
Để cây mai cho ra hoa đúng tết đẹp, nhiều và to thì do quá trình chăm sóc cả năm quyết định. Cây có khỏe thì hoa mới to và nhiều được vì thế cần chú ý giá thể trồng và chế độ bón phân. Chúng ta hãy tạm chia quá trình phát triển của hoa mai làm 3 đợt trong năm để dễ chăm sóc.
Từ tháng 1 – tháng 6:
Sau tết cây sẽ rất yếu do người chơi cắt hết lá, ra hoa nhiều. Cây hầu như không quang hợp và trao đổi dinh dưỡng được trong quá trình này. Sau 7 ngày tết, chậm nhất là ngày mồng 7 tết bạn phải mang cây ra nơi có ánh sáng để bắt đầu quá trình chăm sóc.
Lúc này cần bổ sung phân có hàm lượng đạm ure (N) nhiều để cây có bộ tàn lá xanh tốt. Tuy nhiên vẫn chưa đủ, cần kết hợp với các phân hữu cơ khác như trùn quế, phân hữu cơ úc, phân bánh dầu, phân dơi… để tăng vi lượng, trung lượng cho cây khỏe.
Liều lượng: 15 – 20 ngày 1 lần, mỗi lần 100g phân hữu cơ + 1 thìa phân ure. Liều lượng này áp dụng với cây lớn đường kính chậu trên 80cm. Với phân hóa học chỉ bón ít hơn hoặc bằng không bón nhiều hơn.
Từ tháng 7 – tháng 10:
Chú trọng bón phân có hàm lượng lân (P) cao như Viabong để kích thích phân hóa mầm hoa. Lúc này dấu hiệu đúng là cây sẽ không mọc lá non, các lá trên đây đều bắt đầu già đi để bắt đầu quá trình ra hoa cho đợt sau. Bạn có thể chọn bất kỳ loại phân hóa học nào có hàm lượng lân cao để bón trong thời kỳ này đều được.
Lưu ý: vẫn chỉ bón với liều lượng 1 thìa cà phê cho mỗi đợt 15 – 20 ngày. Vẫn duy trì kết hợp bón các loại phân hữu cơ để tăng dinh dưỡng khác cho cây. Nếu bón theo đúng công thức mà cây vẫn ra nhiều đọt non thì dùng phân bón lá 10-60-10 (VIA6 tạo mầm) với hàm lượng lân rất cao để ngăn chặn quá trình này.
Từ tháng 10 – tháng 12:
Chú trọng bón phân có hàm lượng Kali cao để hoa to và đẹp hơn. Kali có nhiều dạng như kali trong phân bón lá hoặc phân kali dạng hạt.
Lưu ý khi cây chuẩn bị ra nụ hoa cần bón nhiều phân hữu cơ hơn một chút. Khi cây đã vặt lá để làm hoa thì không nên bón phân vì lúc này cây hầu như không trao đổi dinh dưỡng được.
Cây mai vàng được trồng ở hầu hết các tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên chỉ một số nơi phát triển mạnh và tạo nên những thương hiệu nổi tiếng. Điều này có nghĩa vùng đất đó hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây. Người chơi cần nắm rõ để giúp cây của mình phát triển tốt nhất.
Nhiệt độ: từ 25 – 32 độ C là khoảng mai phát triển tốt nhất.
Ánh sáng: ánh sáng trực tiếp không trồng mai dưới tán cây khác, không cần che chắn gì khác.
Đất trồng:
Độ ẩm: mỗi ngày nên tưới 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Nếu trời mưa thì quan sát thấy đất mặt khô mới tưới.
B1: qúa trình tạo dáng nên thực hiện từ nhỏ khi lớn cành nhánh to rất khó tạo dáng. Các cây dáng long thường được uốn một hoặc hai vòng ở dưới gốc để khiến bộ đế trông to và quái hơn.
B2: nuôi trong một phần đất cao hẳn trên mặt đất khoảng 50cm để dễ phát triển dài, sợi rễ to. Sau đó tháo lớp đất này re để tỉa rễ nhỏ, rễ không đẹp rồi nuôi tiếp.
B3: khi cây đã lớn đủ hoành nhất định thì cắt ngang thân chỉ để lại phần gốc và các co thân đẹp.
B4: ghép các giống mai đẹp vào gốc đã cắt. Đợi các mắt ghép này mọc mầm to tầm 2 – 3cm thì tiến hành uốn, tạo dáng thành phẩm cho cây mai.
Bài viết liên quan: