NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU

0932093899

Điều trị và phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ trên cây sầu riêng

28/Jul/2020 Lượt xem:5390

Cách phòng trừ bệnh thối rễ, xì mủ trên cây sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây có giá trị kinh tế trong thời gian gần đây. Cây sầu riêng đã được bà con chú ý để phát triển song cũng giống như các cây trồng khác. Những ai trồng cây sầu riêng đều có những nỗi lo nhất là các bệnh do nấm gây ra.

Tuy tốc độ gây hại không tức thời như cây Tiêu nhưng nếu không chú ý kịp thời thì thiệt hại sẽ lớn hơn. Bởi đây là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng dài việc phục hồi rất tốn thời gian và công sức. Vậy phòng trừ bệnh này như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Nguyên nhân

Chính vì lợi ích kinh tế lớn nên nhiều nhà vườn khắp nơi liên tục xuống giống để trồng giống mới. Từ chỉ khoảng 800 ha năm 2008 đến nay lên tới 4000 ha.  

Do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp trong những năm gần đây như mưa lớn kéo dài, ẩm độ cao tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại. Cộng với tập quán canh tác chưa hợp lý thích sử dụng phân hóa học, diện tích mở rộng gần vườn cao su ở các vùng Đông nam bộ và Tây nguyên. Đây là những yếu tố đã khiến các bệnh phát triển và lây nhiễm nhiều vườn.

Trong số các bệnh có lẽ các nhà vườn và nhà khoa học quan tâm nhất là bệnh do nấm Phytothora gây ra. 

Triệu chứng của cây bị thối rễ vàng lá:

: đầu tiên trên lá xuất hiện các đốm vàng, trong khi các cây khác ra chồi non thì cây bị bệnh chậm ra chồi non.

Rễ: xới nhẹ tầng đất mặt để xem thì thấy các rễ cám hầu hết bị đen phần đầu rễ.

Cơ chế lây lan: nấm Phytothora này sống và phát triển trong đất lây lan thông qua đất. Nên thường tấn công vào các rễ hấp thu, thường là chóp rễ. Dẫn đến các rễ bị hư hại dẫn đến khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng bị đình trệ. Nếu chúng ta không can thiệp kịp thời sẽ lây lan đến gốc và thân. Nấm Phytophthora có thể tấn công riêng lẻ nhưng đa số có sự kết hợp với các nấm khác như Fusarium, Pythium và Rhizoctonia.

Đối với các loại nấm này ngoài lây lan qua đất chúng còn có thể lây lan qua nguồn nước như nước mưa, nước tưới. Do đó có thể tấn công trực tiếp qua phần thân, gốc, cành, lá thậm chí cả trên quả.

Cách phòng chống bệnh vàng lá thối rễ

Để phòng chống biện pháp hiệu quả nhất là bà con phải làm cho cây của mình khỏe. Từ đó nấm bệnh cũng rất khó để tấn công.

Bón phân: Nếu bón phân NPK thì nên chia ra nhiều lần bón với lượng nhỏ kết hợp với các phân hữu cơ sinh học như HUMIC, ZMIC thì sẽ giúp cây hấp thu phân bón tốt hơn, ngoài ra tinh chất Humic còn là chất keo để cải tạo đất tơi xốp, hạ phèn kích thích rễ phát triển, từ hạn chế gây bệnh cháy rễ, rễ khỏe mạnh hạn chế nấm bệnh tấn công.

Bón nhiều phân chuồng, phân ủ hoai mục với nấm đối kháng Trichoderma (tiêu biểu như sản phẩm  TRICOVIA có tới 3 chủng nấm đối kháng) và đồng bộ với nhiều biện pháp khác. Đặc biệt để giúp bộ rễ phát triển nhanh, cải tạo đất tơi xốp hàng năm chúng ta nên sử dụng 1-2 lần các sản phẩm hữu cơ cao cấp như ĐẠM CÁ HỒI, ĐẠM DƠI... hoặc sản phẩm kích rễ giải độc cây như ViAuxin 3M giúp bộ rễ cây khỏe mạnh, giải độc Paclo cho cây.

Mật độ: ngay từ đầu mật độ trồng cây phải phù hợp, mô trồng cao, nguồn nước tưới sạch (không bị nhiễm bệnh).

Để cây khỏe mạnh thì nguyên tắc đầu tiên là bón phân hữu cơ, bón phân hợp lý, tưới tiêu đầy đủ đúng cách. 

Giống: sử dụng giống sạch bệnh.

Đất trồng: trồng trên khu vực cao, thoát nước tốt, vườn thông thoáng ánh nắng vào đầy đủ.

Bón vôi: phải bón vôi hàng năng để khử sạch nấm bệnh trong đất và khử độ chua của đất.

Diệt cỏ: sử dụng các biện pháp phòng trừ cỏ, không để ẩm độ cao tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Điều trị bệnh vàng lá thối rễ

Khi sử dụng các biện pháp phòng trừ không hiệu quả thì lúc này giải pháp sử dụng thuốc mới được khuyến cáo. Tuy nhiên vẫn nên ưu tiên các loại thuốc sinh học trước sau đó mới là thuốc hóa học.

Thuốc sinh học: đối với biện pháp sinh học có thể sử dụng các loại nấm đối kháng. Phổ biến nhất hiện nay là nấm Trichoderma định kỳ hàng năm.

Thuốc hóa học

  • Nhóm thuốc phòng: thuốc gốc đồng như Coc 85, VIA COC, SIEUCOP , ISACOP
  • Thuốc trị: Tervigo 020SC, Ridomil có chứa meta-roxil, thuốc photphonat và các thuốc trị nấm khác.

Việc sử dụng thuốc hóa học là biện pháp cuối cùng. Trước tiên bà con phải phòng trừ các tác nhân môi giới là tuyến trùng.

Tuyến trùng chỉ phát sinh ở tầng rễ nông từ 15 – 25 cm. Tức là phần rễ nổi của cây sầu riêng vì vậy chỉ cần tưới thuốc ở các vùng rễ nông xung quanh gốc.

Sản phẩm đề xuất

  • Tervigo, Mataxy 500, Aliet..
  • Khi tuyến trùng tấn công sẽ làm cho chúng bị ngộ độc và chết.  Khi rễ mới không bị tấn công thì mới ăn phân được và phát triển.
  • Thuốc Ridomil Gold: là loại thuốc đặc trị của nấm Phytothora vì thế có thể tưới xung quanh gốc.
  • Pha với liều lượng 500g – 600g/200l nước rồi tưới đều trên tán cây sầu riêng. 

Chúng ta có thể tham khảo các sản phân bón rễ có chất lượng cao tại đây  tại đây

Hộp thư: kythuatkhoahoc@gmail.com

Tư vấn: 0932 093 899- 0932 716 989

Bài viết tham khảo:

thuốc-kích-rễ-tốt-sầu-riêng

phân-bón-lá-to-trái-sầu-riêng

0932093899
Chat zalo