PHÂN BÓN VIỆT ÂU GROUP

0932093899

Bón phân giả có sao không? Cách phân biệt phân thật giả

07/Sep/2020 Lượt xem:1357

Có rất nhiều nông dân thắc mắc về việc bón phân giả sẽ như thế nào. Phân giả thì cây có ăn được, có gây chết cây, kém năng suất hay không. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết.

Đầu tiên phân bón giả được các nhà sản xuất làm lợi nhuận sẽ cao và thường được làm bằng chất thải công nghiệp. Đó là những chất thải ra sau quá trình sản xuất của các nhà máy, sau đó vo viên để bán.

Có một vài loại phân được làm từ cao lanh, các loại đất vo viên sau đó sấy khô, làm màu sắc cho giống phân thật. Loại này chiếm phần lớn hơn trong các loại phân giả hiện nay.

Thực trạng phân bón giả, phân kém chất lượng hiện nay

Mỗi năm chi phí cho phân bón cho mỗi ha trồng cây có thể lên tới vài chục triệu đồng. Chi phí cho phân bón chiếm phần lớn trong quá trình canh tác. Chính vì lợi nhuận của phân bón giả rất lớn nên có nhiều cơ sở bán loại phân này.

Nguyên nhân cũng một phần do sự dễ dãi khi mua hàng của nông dân, ham lợi nhuận của các đại lý phân bón và quản lý lỏng lẻo. Theo thống kê mỗi năm phát hiện khoảng 3000 vụ phân bón giả nhưng đây cũng chỉ là một phần nhỏ đang được tiêu thụ.

Hậu quả:

  • Chết cây hàng loạt.
  • Đất đai bị thoái hóa.
  • Thiệt hại kinh tế nặng nề.

Ngoài phân bón giả, tình trạng phân bón kém chất lượng cũng rất đáng lo ngại. Các loại phân này không đủ điều kiện để được công nhận. Nhưng vẫn được bán tại các cửa hàng do giá nhập thấp.

Các loại phân này có hàm lượng NPK rất thấp và không cân đối. Khi bón vào cây sẽ làm cây bị rối loạn, không ra hoa ra trái, cây bị xót và chết do phân này tồn dư nhiều tạp chất có hại. 

Để tránh hậu quả nặng nề xảy ra bà con nông dân cần khó tính hơn trong bước chọn mua. Chỉ mua hàng ở cơ sở uy tín, sử dụng sản phẩm có chứng nhận rõ ràng.

Tình trạng phân bón giả hiện nay

Theo quy định của nhà nước nếu hàm lượng phân bón dưới 70% so với công bố thì được định nghĩa là phân bón giả. Tỉnh Bình Phước qua một đợt kiểm tra phát hiện hàng hoạt trường hợp phân bón giả và đã xử phạt hành chính.

Hiện nay có rất nhiều cái tên tham gia vào thị trường phân bón. Phân bón khá dễ sản xuất nhưng rất khó để đạt chứng nhận của nhà nước. Vì lợi nhuận các cửa hàng kinh doanh phân bón đã nhập các sản phẩm này để bán cho nông dân. Các cửa hàng bị phát hiện bán phân giả sẽ bị phạt từ 8 - 20 triệu đồng.

Danh sách sản phẩm phân bón giả kém chất lượng 2020:

  • Phân bón trung vi lượng (TE) + bột cá dưới 70% của cty Phân bón Việt Áo: phạt 20 triệu đồng.
  • Phân bón cải tạo rễ - hạ phèn super lân roots của cty PTNT Quỳnh: bị phạt 15 triệu.
  • Phân bón rễ trung vi lượng Đại Long của cty phân bón Đại Long: bị phạt 10 triệu đồng.
  • Phân lân đen Humic + TE bón gốc của cty TNHH & DV Tuấn Nông phạt 8 triệu đồng.
  • Phân bón trung lượng supper Tân Nông Nhật Bản nhập khẩu giả bị phạt 15 triệu.
  • Phân bón NPK Rocket 20-20-15 của cty TNHH sản xuất Việt Áo bị phạt 30 triệu đồng.
  • Phân bón Rich NPK 15-15-15+TE của cty VTNN Hưng Thịnh Phát giả bị phạt 30 triệu đồng.

Qua kiểm tra sơ bộ tại tỉnh Bình Phước đã phát hiện rất nhiều trường hợp vi phạm. Chứng tỏ tỷ lệ phân bón giả đang được bán trên thị trường còn rất nhiều, người dân cần cẩn trọng trước khi chọn mua sản phẩm. Bón phân bón giả vừa làm mất năng suất vừa làm thoái hóa nghiêm trọng đất và nguồn nước.

Bón phân giả có gây hại không?

Thật ra nếu mà bón phân giả làm bằng đất hoặc cao lanh thì hầu hết không ảnh hưởng gì đến cây trồng. 

Còn nếu phân giả làm từ chất thải công nghiệp thì bón nhiều sẽ gây ngộ độc cho cây trồng. Cây trồng không hấp thụ được dinh dưỡng sẽ gây vàng lá và rụng trái. 

Tác hại lớn nhất là nông dân nhầm tưởng rằng đã bón phân rồi. Cho nên cây không đủ dinh dưỡng để ra hoa, kết quả có thể vàng lá do thiếu phân. 

Đa số bón phân giả thì cây sẽ không có biểu hiện gì nhiều, cũng như ta chưa bón phân gì cả. Chủ yếu vẫn là thiệt hại về kinh tế khi bỏ tiền mua phân.

Một số cách bón phân NPK sai

Nếu bón phân NPK khi đang nuôi trái mà bón không đủ nước sẽ gây hiện tượng xót đầu rễ. Làm rễ bị tổn thương và gây vàng lá rụng trái. Lúc này bạn sẽ nhầm tưởng là phân giả thì sẽ là điều không đúng.

Phân NPK có đặc tính là rất chua và mặn, khi tay bị thương nếu bôi NPK lên sẽ rất xót. Rễ cây trồng cũng vậy vì vậy cần pha loãng bằng nước. Với cây trồng cũng thế khi ta bón quá liều hoặc không đủ nước thì bộ rễ sẽ dễ bị xót.

Việc bón phân hóa học nhiều cũng làm giảm độ PH của đất. Khi PH tụt không đúng yêu cầu của cây thì rễ sẽ bị teo. Vi sinh vật có lợi giảm, vi sinh vật có hại sẽ tấn công gây thối rễ. 

Vì thế nên sử dụng phân hữu cơ nhiều, bón phân NPK ở mức vừa đủ ăn cho cây trồng. Ở nước ngoài người ta trồng cây thường rất quan tâm tới đất đai, cây trồng sao cho bền vững bằng cách sử dụng hữu cơ.

Phân hữu cơ giúp ổn định độ PH, kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển cộng sinh.  

Cách phân biệt phân bón giả

Chậm tan: nhiều người dựa vào yếu tố này để phân biệt thật giả. Đây cũng có một phần đúng bởi nếu phân NPK tốt sẽ tan hoàn toàn, còn phân giả sẽ để lại một lớp xác cạn bã khá nhiều. Các phân bón tốt công nghệ mới thường có độ tan rất nhanh để giúp cây dễ hấp thu.

Cảm giác lạnh: hầu hết các loại phân bón khi pha phân bón vào nước sau đó cho tay vào thì thường có cảm giác tay rất lạnh. Nếu khi bạn pha phân vào nước mà thấy không có bất kỳ phản ứng nào thì cần xem xét lại.

Bài viết liên quan:

0932093899
Chat zalo