NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU

0932093899

Cách khắc phục đất bị thoái hóa do bón phân hóa học

19/Sep/2020 Lượt xem:1724

Nguyên nhân đất bị thoái hóa

Những cây trồng, rau màu thường hay bắt rễ trong đất mùn. Đất mùn là vật chất sống gồm nhiều thành phần các loại tương tác với nhau. Quy định sức khỏe của cây trồng. Đất bao gồm các khoáng chất, phù sa và cát. 

Tỷ lệ các chất khoáng này quyết định kết cấu của đất. Các loại phân mùn hữu cơ quy định độ màu mỡ của đất. Các chất mùn hữu cơ này được tái tạo liên tục trong đất. 

Các vi sinh vật trong đất thúc đẩy việc hấp thụ cacbon trong đất. giảm đi hiện tượng nhà kính(do cacbon dioxit gây ra). Bằng cách kết hợp vào rễ cây các vi khuẩn và nấm. Các vi khuẩn giúp tiêu diệt nấm bệnh và giúp cây hấp thụ nước, dinh dưỡng tốt hơn.

Mỗi năm giun đất giúp chuyển hóa vài trăm tấn đất. Tạo ra các đường rãnh giúp đất tơi xốp, tăng hấp thụ nước và dinh dưỡng. Sức khỏe của đất tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. 

Việc sử dụng các thuốc trừ sâu và phân hóa học tiêu diệt mọi vi khuẩn trong đất. Khi các vi khuẩn mất đi cây trồng phụ thuộc nhiều hơn vào các chất hóa học. Từ đó khiến quá trình canh tác càng tốn nhiều chi phí hơn. 

Cách xác định đất bị thoái hóa

⦁    Bước 1: dùng bút đo PH đất nếu < 5.5 là đất chua, nếu > 7.0 là đất kiềm.

⦁    Bước 2: xới đất lên để xem cấu trúc đất nếu đất quá khô hoặc quá mịn đều bị thoái hóa.

⦁    Bước 3: xới một vùng đất để xem có các vi sinh vật như giun, sâu bọ còn tồn tại hay không.

Cách cải tạo đất bị thoái hóa

⦁    Đối với đất chua có thể bón thêm vôi bột với lượng vừa phải để tăng độ PH.

⦁    Tăng cường phân chuồng, phân hữu cơ sinh học để bổ sung chất mùn và vi sinh vật cho đất.

⦁    Trồng xen canh cây trồng với các thực vật họ đậu cũng làm cải tạo đất.

⦁    Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học.

⦁    Sử dụng phân NPK ở hàm lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến cấu trúc và vi sinh vật trong đất.

15 loại đậu giúp cải tạo đất

Đậu nho nhe: mọc hoang ở các tỉnh tây bắc, có tốc độ phát triển cực nhanh. Chỉ sau 3 tháng là phủ kín đất, khi cây này hoai mục để lại lượng dinh dưỡng lớn.

Đậu xanh: chỉ có thời gian sinh trưởng 60 ngày. Vừa cho thu hoạch năng suất cao lại tăng độ phì nhiêu cho đất.

Đậu phộng: thuộc họ đậu có khả năng cố định đạm trong đất. Giúp tăng độ phì nhiêu tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất phát triển.

Đậu nành: khi trồng sinh ra nhiều nốt sần chứa vi khuẩn rhizobium, japonium giúp cố định đạm trong đất.

Cây lạc dại: là một cây họ đậu mọc dại phát triển rất nhanh. Tác dụng cung cấp chất mùn và các vi sinh vật có định đạm rất tốt.

Đậu mèo: có thể tìm thấy ở các tỉnh miền trung. Trong thân lá có hàm lượng đạm rất cao, trồng xen canh giúp cải thiện chất lượng đất đáng kể.

Đậu kiếm: có hạt non ăn được dùng làm rau. Trong thân lá chứa 20 - 30% đạm có khả năng chịu hạn tốt.

Đậu bướm: có nguồn gốc nam mỹ, phát triển cực mạnh có thể dài đến 3 - 5 mét. Qủa không ăn được nhưng dùng để cải tạo đất thì rất tốt, ở nước ta không phổ biến.

Đậu ván: có thể sống ở vùng đất nghèo nàn nhất. Tốc độ phát triển nhanh sau 2 tháng cho 2 tấn chất mùn giúp cải tạo đất trồng hiệu quả.

Bài viết liên quan:

0932093899
Chat zalo